NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG
Những năm gần đây, điểm tuyển sinh đầu vào khá thấp của các ngành sư phạm đã trở thành một vấn đề của xã hội. Thế nhưng, điểm chuẩn của các ngành sư phạm của Trường Đại học Cần Thơ vẫn giữ được ở mức cao và thậm chí tăng lên. Điều gì đã làm nên điểm son ấy? Nghề giáo đem đến tiền tài, danh lợi? Chắc chắn không thể. Đi tìm câu trả lời, tôi nhận ra một trong những nguyên nhân quan trọng: học trò Đồng bằng chọn nghề giáo từ cảm hứng về nhân cách thầy cô dạy dỗ mình. Vậy là, trong thời đại 4.0, thời đại học tập qua máy tính và mạng internet, nhân cách người Thầy còn quan trọng vậy sao? Điều đó làm tôi suy ngẫm rất nhiều về bản thân mình bởi tôi cũng là một thầy giáo. Tôi chợt nghĩ về người thầy đang hướng dẫn luận án của mình – Thầy Nguyễn Văn Nở, Trưởng Khoa Sư phạm kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - và bỗng nhận ra một điều bất ngờ: Thầy không chỉ là người hướng dẫn chuyên môn mà còn là một tấm gương về nhân cách người thầy mà một Thầy giáo trẻ như tôi phải luôn luôn học hỏi.
MỘT NHÀ GIÁO HẾT LÒNG VÌ SỰ NGHIỆP
Khi nhắc tới tấm gương Nhà giáo hết lòng vì sự nghiệp thì tất cả sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và thầy cô, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (NC&PT CNSH), Trường Đại học Cần Thơ đều nghĩ ngay đến PGs.Ts Nguyễn Văn Thành.
NGƯỜI CHÂU THỔ...
Kính tặng GS.Võ Tòng Xuân
Châu thổ bao đời nuôi lớn người châu thổ bằng những hạt phù sa đỏ đầy màu mỡ. Người châu thổ thương đất châu thổ như thương tổ tiên ông bà một thời mở cõi phương Nam. Tình đất và tình người đồng hành để đưa mảnh đất này vượt qua bao gian khó, để có một đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năng động, sáng tạo và hiện đại như bây giờ. Tôi làm sử và quý hạt lúa quê mình dù ai nói rằng cái quan niệm “dĩ nông vi bản” đã lùi xa trong quá khứ. Với thế hệ chúng tôi, cái đói lâu lâu vẫn hiện về trong tiềm thức như nhắc nhở hãy đừng quên hạt lúa đồng bằng.
“Cô Ba màng phủ” ngày ấy…bây giờ…
Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hễ nhắc đến “Cô Ba màng phủ” là hầu hết bà con nông dân đều biết rằng đó là tên gọi thân thương dành cho PGS.TS Trần Thị Ba, giảng viên chính, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cái tên đặc biệt gợi nhớ một kỷ niệm khó quên, một chi tiết giản dị nhưng có thể tái hiện sinh động chân dung một nhà khoa học, một nhà giáo nữ suốt đời tận tụy, thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng đất chín rồng.